Giếng trời là gì? Cấu tạo và chức năng của giếng trời

Giếng trời xuất hiện khá nhiều trong các công trình dân dụng, nhà ở hiện nay. Ngoài vai trò giúp thông gió, mang ánh sáng tự nhiên vào ngôi nhà thì giếng trời còn có tác dụng về mặt phong thủy. Chính vì vậy, trước khi lên ý tưởng thiết kế giếng trời cho ngôi nhà, bạn cần tìm hiểu xem giếng trời là gì? Công dụng ra sao? Cách thiết kế giếng trời đúng chuẩn nhất?

Giếng trời là gì?

Giếng trời là một khoảng không gian được thiết kế theo phương thẳng đứng, thông tầng từ tầng trệt đến mái của nhà ở hoặc tòa nhà cao tầng. Giếng trời có thể có hoặc không trong các công trình tùy thuộc vào nhu cầu chủ người sử dụng.

Giếng trời  biện pháp kiến trúc nhằm lấy ánh sáng, mang đến không gian thoáng đãng hơn cho ngôi nhà. Đa phần giếng trời đóng vai trò trang trí cho căn nhà thêm nên thơ, tuy nhiên nó còn có những chức năng khác như phong thủy, điều hòa không khí, hiệu chỉnh ánh sáng gắn liền với thiên nhiên làm không khí trở nên trong lành.

Giếng trời có những công dụng gì?

Thứ nhất: Lấy nguồn sáng tự nhiên cho căn nhà

Việc thiếu ánh sáng là vấn đề thường gặp tại các công trình nhà ở đô thị. Với mật độ xây dựng cao khiến không gian không nhận được lượng ánh sáng cần thiết. Với việc bố trí thiết kế giếng trời ánh sáng sẽ được cải thiện đáng kể, tạo sự thông thoáng, bổ sung đầy đủ ánh sáng, gió cho toàn bộ nhà

Sử dụng giếng trời
Thiết kế giếng trời giúp lấy sáng cho toàn bộ ngôi nhà

Thứ hai: Đón gió, giúp không khí lưu thông

Lưu thông không khí trong nhà ở luôn là một điều cần thiết. Khi xây dựng, các đơn vị thiết kế thường rất lưu ý đến vấn đề này. Với ngôi nhà có giếng trời, lượng gió thiên nhiên tràn vào nhà thường sẽ nhiều hơn. Từ đó thúc đẩy lưu thông không khí một cách tự nhiên giúp cho căn nhà thêm thông thoáng, mát mẻ và dễ chịu.

Thứ ba: Tăng thêm tính thẩm mỹ cho ngôi nhà

Giếng trời mang đến sự ấn tượng cho ngôi nhà: một khoảng không gian nhỏ xinh được chăm chút giữa nhà được xem là đặc điểm khác biệt cũng như thu hút. Đồng thời tăng tính thẩm mỹ và làm đẹp, sự tinh tế  thể hiện được phong cách, “gu” của chủ nhà. Nếu được thiết kế một cách khoa học, giếng trời sẽ trở thành một điểm nhấn nổi bật bởi nó thu hút tầm nhìn, gây ấn tượng thị giác và dễ được đầu tư, chăm chút để cho giếng trời đẹp, làm cho cả không gian lớn liền kề như phòng sinh hoạt chung, bếp… cũng đẹp hơn.

Thứ tư: Có ý nghĩa về mặt phong thủy

Giếng trời tạo cho ngôi nhà có sự trao đổi hài hòa về hướng gió và lấy ánh sáng tự nhiên vào nhà. Với những ngôi nhà phố, không gian sống luôn ôn hòa, tạo cảm giác thư thái, thoải mái cho các thành viên sống trong ngôi nhà.

Theo phong thủy, giếng trời còn giúp sức khỏe và tài lộc của các thành viên trong gia đình được tốt hơn

Cấu tạo của giếng trời

Giếng Trời được tạo thành từ 3 bộ phận chính đó là: Đáy Giếng, Thân Giếng và Đỉnh Giếng. Chi tiết các bộ phận như sau:

  • Thiết kế đỉnh giếng 

Đỉnh Giếng là phần cao nhất của ngôi nhà, được cấu tạo từ hệ khung mái và phần che. Từ ngoài nhìn vào, người ta sẽ chú ý đến phần đỉnh giếng đầu tiên. Chính vì thế, việc thiết kế đỉnh giếng thế nào? Lựa chọn chất liệu nào để che phủ cũng rất được quan tâm.

Thiết kế đỉnh giếng có thể trang trí bằng hệ khung mái, hoa sắt. Việc xây dựng mái kính sẽ đáp ứng cho sự đón nhận năng lượng thiên nhiên 1 cách hoàn hảo nhất. Mái che phải  khung sắt để đảm bảo được an toàn. Kính làm mái che nên cân nhắc thiết kế các hoạ tiết hoặc sử dụng mái nhựa để việc trao đổi ánh sáng trở nên khoa học hơn. 


  • Thiết kế thân giếng 

Thân giếng sẽ kéo dài xuyên suốt chiều cao của ngôi nhà. Từ đó ánh sáng tới khắp tất cả các phòng trong nhà bạn. Ở vị trí đón nắng gió trực tiếp như thế này, chúng ta có thể thiết kế thêm những giàn cây phong thủy, bể cả,… để tăng thêm tính thẩm mỹ

Thân giếng có thể xây, ốp trang trí hoặc treo cây xanh tuỳ theo sở thích của gia chủ. Trên những mảng tường có thể ốp đá làm điểm nhấn thì những hình vẽ hoa văn trang trí và sống động hoặc sử dụng làm chậu cây tiểu cảnh.

  • Thiết kế đáy giếng 

Trong thiết kế nhà ống thì đáy giếng được coi là quan trọng nhất. Đây là tầng thấp nhất của ngôi nhà. Ý nghĩa của Giếng Trời vốn là để giúp lấy ánh sáng và thông khí. Chính vì vậy, vị trí đáy giếng thường được kết hợp để thiết kế thành phòng khách, hoặc phòng ăn….

Tùy vào sở thích, gu thẩm mỹ mà gia chủ sẽ lựa chọn thiết kế những hòn non bộ và bể cá, tiểu cảnh, không gian xanh… để giúp cho toàn bộ giếng trời toát lên được vẻ đẹp và phong cách riêng của gia chủ. 

Cấu tạo giếng trời từ 3 bộ phận chính đó là: Đáy giếng, thân giếng và đỉnh giếng

Các công trình nào cần phải xây dựng giếng trời?

Đối với các ngôi nhà có ít mặt thoáng, nhà xây dựng san giáp nhau. Thường là các ngôi nhà phố, nhà ống có 3 mặt xung quanh đều giáp với tường nhà khác, chỉ có 1 mặt tiền để đón gió và ánh sáng. 

Đối với những ngôi nhà ống ngắn thì chỉ nên dùng một giếng trời để thoát khí nóng trong nhà. Còn nếu nhà ống dài thì phải dùng hai giếng trời, một ở khoảng giữa và một ở cuối nhà. Khi đó lối thông gió theo đường parabol, một giếng đảm nhiệm vai trò đưa gió ra và một giếng đón gió vào theo nguyên tắc cân bằng áp suất tự nhiên trong không khí.

Nên thiết kế giếng trời ở đâu trong nhà ống?

Tùy vào nhu cầu mà giếng trời có thể ở bất kì vị trí nào trong ngôi nhà ngay phòng khách, phòng ngủ, cầu thang, bếp, phòng tắm, sân sau.. Phổ biến nhất vẫn là giữa nhà ngay sảnh thang đối diện cầu thang giúp lấy sáng toàn bộ không gian và cuối nhà, mang lại cảm giác dễ chịu hơn cho các thành viên

Một ngôi nhà hoàn toàn có thể có một hoặc nhiều giếng trời nếu đủ rộng và cần thiết. 

Chi phí xây dựng giếng trời

Giếng trời sẽ cả hao phí phần thô và hoàn thiện.

Hao phí phần thô bao gồm:

    • Xây tường bao.
    • Đi thép cho hệ dầm.
    • Tô trát tường.

Phần hoàn thiện được bốc khối lượng theo thiết kế bao gồm:

    • Ốp gạch, ốp đá.
    • Thi công đường điện.
    • Sơn nước.
    • Khung sắt bệ đỡ và hoàn thiện tấm lấy sáng.

Có nghĩa rằng sau khi hoàn thành phần thô của ngôi nhà, phần mái che của giếng trời (đỉnh giếng) để trống chưa được thi công, khi trời mưa có thể che tạm thời bằng bất kì vật dụng nào như bạt, tôn, coffa gỗ…

Cách thiết kế diện tích giếng trời

Diện tích giếng trời phụ thuộc vào diện tích căn nhà, không gian phải đủ thoáng. Tuy nhiên, cũng không nên chiếm quá nhiều diện tích ngôi nhà để tạo nên sự hài hoà, cân đối, không làm các không gian khác bị thu hẹp.

Kích thước giếng trời không nên nhỏ hơn 1m2, nhà càng cao thị giếng trời càng rộng.

Thông thường, diện tích giếng trời thường chiếm 10% diện tích xây dựng nhà ở. Nếu nhà hơn 100m2 mặt bằng xây dựng thì nên chừa độ thông thoáng 20%. Tuy nhiên, tỷ lệ này còn phụ thuộc hình dạng cũng như cao độ ngôi nhà để tạo diện tích trống tương ứng cho không khí lưu thông.

Một số thiết kế đẹp tiêu biểu

Xem thêm: 

Các dịch vụ của Xây dựng Ngọc Khánh:

    • Thi công xây dựng nhà cấp 4
    • Thi công xây dựng nhà phố
    • Thiết kế nội thất
    • Thiết kế xây biệt thự
    • Xây nhà trọ, nhà nghỉ, khách sạn
    • Xây nhà tiền chế, nhà xưởng, quán cafe
    • Sửa chữa, cải tạo công trình 

Bên cạnh việc xây dựng, thiết kế, thi công trọn gói các công trình dân dụng và công nghiệp, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Xây dựng Ngọc Khánh còn cung cấp thêm các dịch vụ như: Hỗ trợ xin phép xây dựng, lập thủ tục thẩm duyệt PCCC, thiết kế, thẩm tra thiết kế, giám sát thi công xây dựng, quản lý dự án… Chúng tôi cam kết luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ hết mình, đảm bảo đúng tiến độ công việc và đúng quy định pháp luật.


CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ XÂY DỰNG NGỌC KHÁNH
Văn phòng công ty:  Số 07 Tuyến D3B, KĐT Golden City, P. Mỹ Hoà, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang
Điện thoại: 0918 996 919 
Email: ctyxaydungngockhanh@gmail.com
Facebook: Ngọc Khánh – Thiết kế và Thi công nhà trọn gói 

Liên Hệ

Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Xây Dựng Ngọc Khánh.

BUILDING LOCATION

Sánh bước thời đại 

Vững bền tương lai

Địa chỉ:

Số 07, tuyến D3B, khu đô thị Golden City, phường Mỹ Hoà, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang.

Phone:

0918 99 69 19

E-mail:

ctyxaydungngockhanh@gmail.com

CONTACT AGENT

HUỲNH THI

Giám Đốc

  • 0918 99 69 19
  • kshuynhngocthi

ENQUIRE

    Call Now